Giai đoạn trẻ từ 2-5 tuổi là giai đoạn vàng của trẻ. Ở giai đoạn này, bố mẹ có thể cho bé tiếp cận với màu sắc, thế giới tự nhiên. Ngoài ra, có thể cho bé tiếp cận các con chữ, tập đánh vần. để bé của thể tập làm quen dần trước khi bước vào lớp 1.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang tới cho bạn đọc bảng chữ cái Tiếng Việt lớp 1 chi tiết và đầy đủ nhất đi kèm với đó là những mẹo hay giúp bé trở nên say mê trong việc học ngôn ngữ Tiếng Việt
1. Bảng chữ cái tiếng Việt xuất hiện như thế nào?
Bảng chữ cái này thường được gọi là chữ Quốc ngữ, do một giáo sĩ người Pháp Alexandre và nhiều nhà truyền giáo khác sáng tạo vào thế kỷ XVI. Mục đích ra đời đầu tiên của bảng chữ cái này là nhằm giúp các linh mục truyền giáo cho người dân bản xứ dễ dàng hơn.
Nếu tìm hiểu sâu về lịch sử phát triển tiếng Việt, chúng ta có thể rõ rằng quá trình phát triển của bảng chữ cái tiếng Việt là quá trình đơn giản hóa ký tự và phát âm. Điều này xuất phát hoàn toàn từ hoàn cảnh của lịch sử. Đó là để phục vụ công cụ truyền giáo dễ dàng hơn cho người dân bản địa và xóa nạn mù chữ cho hơn 90% dân số sau năm 1945.
Do vậy, điều này đã phần nào giúp chúng ta trả lời và tự tin hơn rằng, bé học bảng chữ cái tiếng Việt là hoàn toàn có thể và dễ dàng.
2. Bảng chữ cái Tiếng Việt chi tiết và đầy đủ nhất
Học bảng chữ cái tiếng Việt theo quy chuẩn của bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019 bao gồm 29 chữ cái và được phân thành 2 loại chữ viết hoa và thường.
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bảng chữ cái dưới đây gồm đầy đủ 2 bản chữ cái viết hoa và chữ cái viết thường. Với những hình ảnh gần gũi đáng yêu kết hợp với màu sắc bắt mắt giúp bé kích thích sự hứng thú đối với việc học bảng chữ cái Tiếng Việt:
3. Những mẹo dạy trẻ học bảng chữ cái nhanh và hiệu quả nhất
Hãy cho bé trải nghiệm cách học chữ lí thú nhất!
Bạn biết không? Cách dạy bé học chữ cái Tiếng Việt lớp 1 hiệu quả nhất chính là để bé vừa chơi vừa học. Bởi vì độ tuổi này bé vừa chuyển từ giai đoạn mầm non sang cấp 1. Nên hãy để bé tiếp thu những gì đơn giản, dễ dàng nhất! Dạy từ chính cuộc sống, từ giao tiếp hằng ngày.
Đối với bố mẹ, hãy lựa chọn phương pháp học phù hợp với cá tính, khả năng của con. Các bậc phụ huynh cũng có thể cho con sử dụng những bộ đồ chơi liên quan đến con số và chữ cái để bé vừa chơi vừa học.
Dạy phát âm trước khi bé học bảng chữ cái
Một điều rất quan trọng để bé học bảng chữ cái nhanh nhất, đó là việc trẻ có thể phát âm được chữ cái cần học. Bởi việc phát âm giúp khả năng nhận thức và ghi nhớ mặt chữ cái tốt hơn trong não bộ.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, để trẻ vừa đọc vừa viết kích thích trí não tư duy hai lần và tăng khả năng ghi nhớ mặt chữ của bé.
Do đó, phụ huynh hãy chú ý dạy cách phát âm bảng chữ cái cho trẻ trước tiên nhé.
Lưu ý: khi trẻ mới học, phụ huynh chưa phải ép trẻ phát âm chuẩn chữ cái luôn đâu. Chúng ta cần trẻ nhớ mặt chữ trước rồi chỉnh sửa mặt phát âm dần dần sau.
Làm điều này có vẻ khá đơn giản với các bậc phụ huynh. Bởi hầu hết các trẻ đã biết nói tốt trước khi học bảng chữ cái. Nên khi học chữ cái, phụ huynh chỉ cần gọi tên chữ cái là trẻ có thể đọc theo được.
Để giúp trẻ phát âm và thuộc chữ cái nhanh nhất, phụ huynh có thể sử dụng nhiều phương pháp. Trong đó, kinh điển nhất là sử dụng bài hát ABC tiếng Việt.
Những cuộc thi với các bạn đồng trang lứa
Thỉnh thoảng, cha mẹ có thể liên kết với các phụ huynh khác để tổ chức những cuộc thi cho con em của mình. Trong khoảng thời gian này, bé có thể vừa học thêm về bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1, vừa chơi những trò chơi mình thích cùng bạn bè. Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời để giúp bé trở nên hoạt bát, năng động và học vui hơn.
Tạo cho bé thói quen học tập giờ cố định
Ở độ tuổi này, bé thường rất ham chơi và không chú ý tới việc học. Vì thế, cha mẹ nên tạo cho con mình sự hứng thú với việc học tập. Từ đó tạo ra một khung giờ học cố định riêng cho bé.
Lúc đầu có thể bé vẫn còn ham chơi. Nhưng khi đã dần quen, bé sẽ hình thành một thói quen sắp xếp thời gian học tập tốt. Từ đó việc học tập của bé sẽ mang lại hiệu quả cao.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Để lại một đánh giá